CẨM NANG DU LỊCH
Ẩm Thực
Ẩm Thực trong nước
Ẩm thực quốc tế
Kinh nghiệm Du lịch
Phương tiện đi lại
Hành trang du lịch
Hỗ trợ trực tuyến

MS. NGA
Tư vấn Tour Quốc tế

Ms Phượng
Tư vấn Tour Trong nước

Ms Phương
Tư vẫn vé báy bay
Quảng cáo
mui ne
BIDV
HSBC
posco
 ẨM THỰC NINH BÌNH
Cập nhật ngày 12/29/2010 (GMT+7)
Ai đã từng đật chân đến mảnh đất cố đô chắc không thể nào quên được câu thơ: "Rượu ngon cơm cháy thịt dê Ninh Bình chào đón khách về thăm quan Dạo chơi non nước Tràng An Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương."

Ai đã từng đật chân đến mảnh đất cố đô chắc không thể nào quên được câu thơ:
                 "Rượu ngon cơm cháy thịt dê
                  Ninh Bình chào đón khách về thăm quan
                  Dạo chơi non nước Tràng An
                  Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương."

Ninh Bình - mảnh đất hội tụ cả đồng bằng - biển - núi đã tạo nên một vùng quê với những món ăn đậm đà, khó quên trong lòng du khách.


1. Dê Núi Ninh Bình

Dê núi Ninh Bình, một đặc sản có thương hiệu địa phương đã lai rai xuất hiện tại những trung tâm ẩm thực lớn của đất nước như Hà Nội, Sài Gòn. Có lẽ, dê núi Ninh Bình mới thật sự là dê núi và người dân ở đây đã rất tỉ mẩn chăm chút cho các món đặc sản thế mạnh của vùng này

Dê núi Ninh Bình là loài sơn dương đá vôi chính hiệu mà người dân Ninh Bình đã biết biến lợi thế tự nhiên thành các món đặc sản thế mạnh của vùng. Dê núi Ninh Bình ăn tại ''bản địa'' không quá dai cũng không quá mềm, do chúng chỉ ở tầm từ 15 - 25 ký, tầm thịt ngon nhất của ''đời dê''. Ở dưới tầm này thịt sẽ quá mềm, và ở mức trên 30 ký, đa số dê núi sẽ được xuất đi khỏi tỉnh. Có lẽ vậy, món tái dê ăn tại Ninh Bình mới thật là tái tê! Chúng vừa mềm vừa giòn, vị ngọt mềm của thịt và vị giòn của da, ăn với tương bần, quả sung muối, kèm thêm những đinh lăng, lá mơ, lá sung, ngò gai, húng, quế... Ưu thế tương tự cũng được dành cho món hấp. Cháo dê và dê quay là những đặc sản ít thấy ở các vùng khác. Ở những quán dê, người ta còn quay dê nguyên con, vừa bán tại chỗ vừa phục vụ cho các buổi tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi.



Các món ăn thông dụng từ thịt dê gồm: Tái dê, Tiết canh dê, dê nướng, lườn dê xào lăn, dê tái chanh, dê hấp sả, dê xào sa tế, dê xào thập cẩm, ngọc dương xào xả ớt, dê bóp thấu, dê hấp cách thuỷ, dê hầm rượu vang, dê nướng xá xíu Trung Hoa, sườn dê tẩm mật ong quạt than hồng, lẩu dê ngàn dặm, cháo Ngọc dương, dê xào rượu XO, óc dê chiên bột, lẩu dê khô, dê cuộn phô-mai, ngọc dương hầm thuốc bắc, thịt dê hầm phụ tử, sườn dê nướng ngũ vị, canh hạ nguyên, cà ri dê, chả dê ba lớp, dê nướng ngũ vị hương, vú dê nướng, dê nướng mọi, né mọi, dê con quay, rượu huyết dê, chân móng dê hầm thuốc...

2. Cơm cháy Ninh Bình
.

Cơm cháy cũng là một đặc sản ẩm thực để đời của Ninh Bình. Món ăn nghe thật dân dã, tưởng chừng như một thứ thừa mà thời nay người ta bỏ đi, ấy vậy mà nó lại là đặc sản của Ninh Bình - thứ được đi kèm với thịt dê để tạo nên một cặp đôi hoàn hảo "Dê núi - Cơm cháy".

Nếu đặc sản dê núi đá đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, thường xuất hiện tại những trung tâm ẩm thực lớn của đất nước như Hà Nội, Sài Gòn, Hạ Long…Rượu Kim Sơn nổi tiếng với hương vị đặc trưng và "sức mạnh" có thể làm gục ngã bất cứ "tay chơi" sành sỏi nào. Thì cơm cháy, thứ đặc sản hàng trăm năm của mảnh đất Cố đô lại là món quà độc đáo cho du khách thập phương khi tới đây thăm quan.


Vựa lúa châu thổ sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ phì nhiêu hàng năm, cho sức cung dồi dào các loại lúa gạo ngon như: gạo tám Hải Hậu, gạo dự, nếp hương… Nét độc đáo của cơm cháy Ninh Bình là được chế biến từ nguyên liệu quê hương phong phú như vậy.

Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô. Ngày nay, còn có riêng một dòng cơm cháy gia truyền nổi tiếng và thơm ngon mang tên Hoàng Thăng. Cơm cháy hẳn là món ăn được nhiều người ưa chuộng khi đến vùng đất Cố đô. Địa bàn phát triển loại hình ẩm thực này chủ yếu là ở ven đường quốc lộ 1, thành phố Ninh Bình và các khu du lịch. Từ khi Ninh Bình phát triển mạnh các khu du lịch, đặc sản thịt dê núi cũng góp phần giúp cơm cháy Ninh Bình phát triển vì nước sốt chan cơm cũng sử dụng thịt dê, thịt dê ít béo nên có thể ăn với cơm cháy mà không ngán. Hầu như các nhà hàng ăn ở đây đều cung cấp thịt dê núi đi kèm với cơm cháy. Cơm cháy không chỉ là món ăn truyền thống của mỗi gia đình ở Cố đô Hoa Lư... mà còn được bày bán như món quà du lịch cho khách thập phương.

Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới mà vẫn nặng nghĩa tình phù sa. Cơm cháy ngon, đúng tiêu chuẩn phải chọn gạo rất cầu kỳ, thường là gạo tẻ thơm dẻo, pha thêm tỷ lệ thích hợp với gạo nếp hương hoặc tám thơm. Để tạo xém, người ta thường dùng nồi gang dày để nấu cơm. Khi cơm chín thì lấy ra, chỉ để lại phần dính đáy nồi và tiếp tục cấp nhiệt. Thời gian tạo xém khoảng vài chục phút là vừa. Trong khi nấu, cần xoay tròn nồi cho nóng đều, lớp cơm cháy mỏng, trắng đều sẽ được hình thành và tự bong ra khỏi thành nồi. Người ta lấy ra phơi hoặc sấy khô rồi đem bọc kín trong túi nilon dùng dần. Khi ăn mới cho những miếng xém vào chảo dầu sôi chưng lên.

Cơm cháy được người dân nơi đây chế biến và bày bán quanh năm, bất kể mùa đông hay mùa hè. Ngày lạnh người ta thưởng thức món cơm cháy chà bông, còn mùa nóng là cơm cháy kèm nước xốt dẻo thơm. Hương vị đặc biệt của nó còn nằm ở sự kết hợp giữa miếng cơm và các loại thức ăn kèm. Cầu kỳ hơn, người ta khéo léo khi dùng nước xốt, nước mắm mỡ hành, tôm băm hoặc thịt chà bông… làm thức ăn kèm cho món đặc sản này. Thông thường có thịt hoặc tim, cật lợn làm súp với một số loại rau như hành tây, nấm rơm và cà chua. Nước xốt ăn kèm cơm cháy thường có vị cay, thơm, đủ độ sánh để ngấm vào miếng cháy.

3. Rượu Kim Sơn

Dê núi - cơm cháy phải kèm thêm rượu Kim Sơn nữa thì mới thật là hoàn hảo.

Rượu Kim Sơn là một loại rượu nổi tiếng với hương vị đặc trưng và "sức mạnh" có thể làm gục ngã bất cứ "tay chơi" sành sỏi nào. Chỉ cần mở nút chai, bạn có thể cảm nhận ngay hương vị của đồng quê, của những bông lúa chín vàng lan toả và gió đồng ngào ngạt. Rượu Kim Sơn không làm người uống choáng váng vì hơi men mà chỉ mang lại cảm giác lâng lâng, ngây ngất, bay bổng. Thứ rượu ấy mang tên gọi một vùng đất phì nhiêu quay đê lấn biển thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng. Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp .v.v. Cùng với những người con trai đất Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã lan toả đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường và là 1 trong 7 thương hiệu rượu lớn nhất Việt Nam.

Nếu rượu được nấu từ nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa. Men rượu được làm từ những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô. Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Để có được rượu ngon người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau. Đặc điểm nguồn nước ủ rượu và nấu rượu cũng là nhân tố quan trọng quyết định độ ngon của rượu. Thích hợp nhất không phải là nước mưa trong suốt mà là nước phù sa chứa nhiều muối khoáng. Một nồi rượu tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ có thể cho từ 5 - 11 lít rượu.
4. Mắn tép Gia Viễn

Ngày nay khi thực phẩm đã dồi dào, nhiều món ăn cao cấp, ngon lành, giàu chất dinh dưỡng được ưa chuộng trong đó có nhiều loại mắm đặc biệt ngon, nổi tiếng. Nhưng có lẽ mắm tép Gia Viễn là loại mắm đặc sẳn và độc đáo của người dân Ninh Bình.

Gia Viễn là nơi có nhiều diện tích đồng chiêm trũng, nhiều người làm nghề riu tép và làm mắm tép ngon thứ mắm mặn mòi, dân dã nhưng đậm đà tình nghĩa của người mẹ từng chắt chiu, dành giụm từng hạt gạo củ khoai nuôi con trưởng thành. Mảnh đất khi xưa nghèo khó là vậy mà vẫn có nhiều người xuất chúng, cống hiến tài năng cho đất nước như Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc, Đinh Điền... Ở đây có những phụ nữ không chỉ "mát tay" làm được thứ mắm tép đỏ tươi ngon nổi tiếng mà còn nổi tiếng "mát tay"nuôi con trở thành những người anh hùng.


        
         Từ xưa đến nay mắm tép Gia Viễn được nhiều khách hàng ưa chuộng. Để làm được mắm tép ngon ngư¬ời ta chọn loại tép diu. Tép diu phải là tép già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam. Điều quan trọng nữa là tép phải tư¬ơi, đem rửa sạch, để khô. Sau đó lấy thính gạo rang vàng, giã nhỏ, cùng với muối chộn đều với tép theo tỷ lệ, bỏ vào hũ, có thể đổ thêm ít nước đã đun sôi để nguội, rồi bịt kín, để một tháng trở lên mới đem nấu chín ăn. Bát mắm tép được múc ra mầu đỏ tươi, có mùi thơm ngọt, rất hấp dẫn. Người ta có thể giang mắm tép với thịt ba chỉ. Ăn mắm tép Gia Viễn không cần cho thêm bột ngọt, vẫn có vị ngon, ngọt, đậm đà. Ngày nay mắm tép Gia Viễn đã trở thành món ăn đặc sản của các bữa tiệc khi có thêm đĩa rau ngon.

5. Canh chua cá Rô

Nếu có dịp đến Cố đô Hoa Lư, thăm đền Vua Đinh, Vua Lê, du khách sẽ thấy ở hiên bái đường (đền Vua Lê) chạm khắc đề tài: "Cá hoá Long" nhưng cá Chép lại được chạm khắc thành cá rô. Đầu cá biến thành đầu rồng, còn thân cá là thân cá rô. Có lẽ, con cá rô ở Tổng Trường đã trở thành dấu ấn đậm đà trong nghệ thuật chạm khắc cung đình một thời oanh liệt của đất nước và đời sống thơ ca của người Ninh Bình: "Đi thì nhớ cậu cùng cô -
Khi về lại nhớ cá rô Tổng trường"


        Tổng Trường trước là tổng Trường Yên (nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), đây là vùng đất có nhiều hang động, có loại cá rô to và béo. Cá rô được chế biến để nấu món canh chua, đây là món ăn đặc sản của vùng núi đá vôi ven đồng chiêm trũng.

Rau cải làm dưa chua. Nước dưa pha thêm chút nước cho đỡ chua. Cà chua rửa sạch thái lát, xào chín, đánh tan cho vào nước dưa, thêm ít lát đậu phụ rán. Cá rô làm sạch, rán thật giòn rồi thả vào nước canh chua, nêm thêm gia vị, mắm muối cho vừa là được. Điều khá thú vị là cá rô rán thả vào canh chua hàng tiếng đồng hồ sau mà ăn vẫn bùi, ngậy, giòn tan.

Canh chua nhưng không hẳn là chua. Nó có cái chua chua, ngọt ngọt, chua chua của cải chua, của nước dưa, ngọt mát của cà chua, đậu phụ, ngậy, bùi, giòn và thơm của cá rô, tất cả cùng hoà quyện vào nhau làm thành cái hấp dẫn của món đặc sản này.


bài do Truclam sưu tầm!

Tours Hot
NƯỚC NGOÀI - GHÉP KHÁCH LẺ
...........................
Ghép khách lẻ - TOUR TRONG NƯỚC
...........................
HÀ NỘI - HỒ ĐẠI LẢI - FLAMINGO - HÀ NỘI
...........................
HÀNH HƯƠNG VIẾNG ĐẠI TƯỚNG
...........................
HÀ NỘI - BANGKOK - PATTAYA - HÀ NỘI 5 NGÀY 4 ĐÊM
...........................
HÀ NỘI – KDL ĐẢO NGỌC XANH - HÀ NỘI (02 ngày - 01 đêm, khởi hành bằng ô tô)
...........................
HN - QUẢNG NGÃI - SA HUỲNH - KDT ĐẶNG THÙY TRÂM - MỸ KHÊ - HN (5N-5Đ- Tàu hỏa)
...........................
Khám phá Miền Tây - Shihanouk Ville (4 Ngày 3 Đêm)
...........................
Dịch vụ
(Nguồn )
Quảng cáo
nha trang
Bản quyền thuộc về CÔNG TY CP TƯ VẤN THƯƠNG MẠI VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VIỆT NAM ( ITC TRAVEL )
Địa chỉ: Trụ sở chính: SN 11, Ngõ 114, Phố Tây Trà, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: 205 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội       Điện thoại: 04.39978025/ 043.512.0909 Fax: 04.3537.9646
Mobile: 0903296545 - 0934420505
Design