CẨM NANG DU LỊCH
Ẩm Thực
Ẩm Thực trong nước
Ẩm thực quốc tế
Kinh nghiệm Du lịch
Phương tiện đi lại
Hành trang du lịch
Hỗ trợ trực tuyến

MS. NGA
Tư vấn Tour Quốc tế

Ms Phượng
Tư vấn Tour Trong nước

Ms Phương
Tư vẫn vé báy bay
Quảng cáo
mui ne
BIDV
HSBC
posco
 Khám Phá Ẩm Thực Nhật Bản
Cập nhật ngày 1/4/2011 (GMT+7)
Nhật bản không chỉ được biết đến là xứ sở Hoa Anh Đào, mà còn được biết đến với một nền ẩm thực phong phú mang đậm màu sắc dân tộc Nhật!

ẨM THỰC NHẬT BẨN – Tinh Hoa và đặc sắc


1. Những nét chung về ẩm thực Nhật Bản.

So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành. Với ít đất đai, các loại gia cầm ở đây hạn chế nhưng Nhật Bản lại nổi tiếng với món thịt bò Kobe. Cá thường được chế biến thành các món gọi là ashimi hoặc là sushi.
Một bữa ăn ở Nhật chưa thể gọi là bữa ăn nếu như chưa có đủ ba mặt: việc trình bày món ăn, bao gồm cả việc trang trí và hình thức bên ngoài, việc chọn đĩa hay các loại dụng cụ thức ăn, và hương vị của chính món ăn đó. Một bữa tối của người Nhật là sự thưởng thức hài hòa cả ba mặt đó.

         
                                              Các trình bày rất cầu kỳ
Bữa ăn của người Nhật được bài trí rất đẹp mắt, nhưng cũng đơn giản và khiêm tốn. Bữa tối là bữa ăn chính, bắt đầu bằng món khai vị và một ly nhỏ rượu sake, một loại rượu gạo lên men thường uống nóng. Bữa ăn được bày trên một bàn thấp, và người ta ngồi trên những chiếc gối kê trên nền nhà được trải tatami. Bữa ăn thường gồm món hầm, món rau trộn, món chiên, món hấp hoặc món nướng, ăn với cơm hoặc cháo. Những món ăn thường được chuẩn bị một cách đơn giản, nhưng hương vị và bản chất món ăn tạo một sự thanh nhã và phong phú đặc trưng kiều Nhật. Các món ăn được dọn ra cùng một lúc và ai muốn ăn món nào thì gắp món đó.

Mì là món ăn trưa điển hình. Các quán mì ở khắp mọi nơi trên đất Nhật. Thường thì loại mì làm bằng lúa mì được ăn dưới dạng mì nước, trong khi đó loại mì làm bằng kiều mạch thường ăn trộn với rau theo kiểu gỏi.

Rau thường ít khi ăn sống mà thường muối dưa hoặc hầm hoặc xào kỹ, như trong món tempura (món sốt cá, cua, tôm). Những loại rau củ mọc tốt ở Nhật, do đó cà rốt, củ ngưu bàng, củ cải thường được sử dụng. Cùng với những loại củ này, dưa leo đóng vai trò quan trọng trong việc trang trí, thường được cắt thành hình quạt, hình cánh hoa hay những dạng vui mắt khác. Một dạng đẹp mắt gây ấn tượng nhất là “lưới đánh cá” được làm từ một miếng củ cải trắng, thường thấy trong sushi.

Không giống như những nước khác, Nhật Bản rất ít tập trung vào sự đa dạng theo địa phương. Có lẽ vì ít có sự khác biệt về địa lý trong ẩm thực của người Nhật. Tuy có những vùng có món đặc biệt riêng của nó, nhưng nhìn chung người Nhật vẫn có một lối ăn chung cho cả nước.

Người Nhật cũng có các thức ăn theo mùa. Chẳng hạn như vào mùa đông, các loại quít tượng trưng cho mặt trời và được người ta dùng làm quà năm mới. Mùa xuân có gạo anh đào. Tháng 9 là tháng của mặt trăng, và những món hầm trắng được ưa chuộng – bào ngư, dưa leo và măng.

2.Phong cách ẩm thực của xứ sở Hoa Anh Đào

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu ăn uống của con người lại càng được nâng lên một tầm cao hơn. Ăn không chỉ no, ngon miệng mà còn phải bày trí đẹp mắt, làm sao để người ăn lkhông chỉ thưởng thức được hương vị ngon lành của món ăn mà còn phải cảm nhận được vẻ đẹp của món ăn đó nữa. Thế nhưng bày trí như thế nào cho một bữa ăn cũng là một kỳ công đầy sáng tạo của người Nhật. Đối với bữa ăn thường ngày, bữa ăn chốn thôn quê hay bữa ăn theo phong cách sang trọng, đều có một nét bày trí riêng hết sức đặc sắc. Và chính những cách bày trí khác nhau làm cho bữa tiệc ăn uống trở thành một công việc đầy ý nghĩa trong các gia đình, hay hàng quán, khách sạn nhà hàng của Nhật.

      

Phong cách ẩm thực của người Nhật Bản khá đặc biệt. Họ cho rằng nguyên tắc duy nhất trong bàn ăn là khuyến khích những gì đến tự nhiên. Vì thế muốn ăn mì nóng, dĩ nhiên ta phải húp xì xụp để khỏi bỏng môi. Nếu uống trà nóng ta cũng phải nhấp từng ngụm xì xụp để nó mau nguội. Nếu uống bia không cần nén hơi ợ. Còn hon thế nữa, vì uống bia tự nhiên phải ợ nên không cần xin lỗi. Nếuu ăn những thức ăn trong chén nhỏ như súp miso (bột đậu), hay cơm, bưng chén lên để dễ ăn và khỏi rơi vãi là một việc tư nhiên. Thực tế nếu không cầm chén lên thì người ăn có vẻ uể oải, không hứng thú và không có vẻ thưởng thức món ăn. Ăn ngấu nghiến là một hành động tích cực.

Người nào đã từng chứng kiến một tiệc trà trịnh trọng của người Nhật, nơi mọi thao tác đều được trù tính và thực hiện với một sự chính xác tinh tế, sẽ không ngạc nhiên khi biết thực ra phong cách ăn uống của người Nhật kông phải là "tự nhiên" mà nói là kiểu cách, thậm chí là nghi thức. Vì thế người ta ăn mì, uống trà một cách xì xụp cho dù nó chẳng nóng lắm. Trong một tiệc trà trịnh trọng, khi uống hết giọt cuối cùng phải kèm theo tiếng chắc lưỡi.

Chỉ biết rằng phong cách ăn uống Nhật trông tự nhiên nhưng thực chất là cầu kì thì chưa đủ để dến Nhật hay đến một nhà hàng Nhật. Còn một vài nguyên tắc nữa cần quan sát trong bàn ăn người Nhật.
Ở Nhật một nhân viên có thể bị giáng chức vì bố trí sai chỗ ngồi vào một dịp quan trọng có cấp lãng đạo tham dự. Việc sắp xếp chỗ ngồi ở nhà riêng, nhà hàng hay thậm chí ở văn phòng trong các cuộc gặp mặt là rất quan trọng và phai lo liệu chu đáo. ai ngồi đâu là một vấn đề vô cùng tế nhị ngay cả trong các cuộc gặp mặt nhỏ. Khách Nhật sẽ cảm thấy được đối đãi tử tế khi được sắp xếp chỗ ngồi theo đúng quy tắc nghi thức. Trong sự thân mật và tự nhiên biểu hiện lòng mén khách ở Mỹ, thì người Nhật lại thấi người ta quý mến mình nếu mọi chuyện diễn ra theo nghi thức. Đúng là một sai lầm nếu bảo khách Nhật " muốn ngồi đâu cũng được".

Muốn săp xếp cho khách Nhật đúng cách, cần biết một số điều về các căn phòng theo lối cũ của Nhật. Các nguyên tắc áp dụng ở đó đuợc ứng dụng cả ở những căn phòng theo lối hương Tây và cả phòng họp.

3. Thói quen ăn uống của người Nhật như thế nào?

Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.

Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào? Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng. Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.
                                 
                  Cơm hộp Samurai - loại cơm hộp được ưa thích tại Nhật Bản

Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?

Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa. Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.

Người Nhật thích ăn món gì nhất?

Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).

Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào? Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán). Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.

Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ? Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.

Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ? Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh. Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).

Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe? Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.

Thế nào là cách cầm đũa đúng? Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.

Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào? Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.


ADN sưu tầm!

Các tin khác
  Món Ngon xứ Hàn !!!  (12/31/2010)
  Kim Chi - Nét Đặc Sắc Ẩm Thực Xứ Hàn  (12/31/2010)
  Phong Cách Ẩm Thực Hàn Quốc  (12/31/2010)
  Rượu Sake Nhật Bản  (1/4/2011)
Tours Hot
NƯỚC NGOÀI - GHÉP KHÁCH LẺ
...........................
Ghép khách lẻ - TOUR TRONG NƯỚC
...........................
HÀ NỘI - HỒ ĐẠI LẢI - FLAMINGO - HÀ NỘI
...........................
HÀNH HƯƠNG VIẾNG ĐẠI TƯỚNG
...........................
HÀ NỘI - BANGKOK - PATTAYA - HÀ NỘI 5 NGÀY 4 ĐÊM
...........................
HÀ NỘI – KDL ĐẢO NGỌC XANH - HÀ NỘI (02 ngày - 01 đêm, khởi hành bằng ô tô)
...........................
HN - QUẢNG NGÃI - SA HUỲNH - KDT ĐẶNG THÙY TRÂM - MỸ KHÊ - HN (5N-5Đ- Tàu hỏa)
...........................
Khám phá Miền Tây - Shihanouk Ville (4 Ngày 3 Đêm)
...........................
Dịch vụ
(Nguồn )
Quảng cáo
nha trang
Bản quyền thuộc về CÔNG TY CP TƯ VẤN THƯƠNG MẠI VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VIỆT NAM ( ITC TRAVEL )
Địa chỉ: Trụ sở chính: SN 11, Ngõ 114, Phố Tây Trà, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: 205 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội       Điện thoại: 04.39978025/ 043.512.0909 Fax: 04.3537.9646
Mobile: 0903296545 - 0934420505
Design